Đang đọc Vệ sinh khoang máy ô tô và những điều cần biết
Nằm trong không gian kín dưới nắp capo khiến cho nhiều người quên đi sự quan trọng của khoang động cơ ô tô. Nhưng để có một chiếc xe khỏe mạnh và hoạt động tốt, khoang máy cần được vệ sinh và chăm sóc định kì. Hãy cùng Fireball tìm hiểu sâu hơn về quá trình vệ sinh và chăm sóc khoang động cơ ô tô nhé.
I. TẠI SAO LẠI PHẢI VỆ SINH KHOANG MÁY Ô TÔ
Một chiếc xe theo thời gian có còn bền bỉ và hoạt động tốt hay không là dựa vào khoang động cơ, nơi được ví như là trái tim của một cỗ máy. Do đó, việc vệ sinh và bảo dưỡng khoang máy là điều cần thiết và nên được duy trì.
Sau một thời gian sử dụng, bụi từ dưới lồng lên khiến khoang máy bị bám bụi, mặc dù nắp capo đã được đậy kín. Lớp bụi tích tụ dần khiến quá trình tản nhiệt tự nhiên của máy bị hạn chế và dần bị yếu đi. Việc vệ sinh khoang máy sẽ giúp tăng hiệu quả làm mát cho các chi tiết, hồi phục lại công năng của chúng.
Các chi tiết trong khoang máy bị tích tụ một lớp bụi dày
Trong khoang máy, các bộ phận có cấu tạo từ các thành phần khác nhau như nhựa, nhôm, sắt, …. Các chất cặn bẩn nguy hiểm có thể bám lên bề mặt khoang máy dẫn tới hiện tượng ăn mòn, oxy hóa, bít tắc không mong muốn. Nếu khoang máy được vệ sinh định kì, các hiện tượng này sẽ sớm được phát hiện và xử lý kịp thời. Bên cạnh đó, hoạt động này được coi như giúp làm chậm quá trình lão hóa của các chi tiết, linh phụ kiện trong khoang động cơ như dây, ống dẫn có vỏ bằng nhôm hoặc nhựa.
Vệ sinh khoang máy ô tô định kì giúp phát hiện sớm các hỏng hóc bất thường xảy ra trong quá trình hoạt động. Chủ xe chủ động được các phương án sữa chữa kịp thời. Tránh trường hợp xấu xảy ra trong quá trình đang điều khiển phương tiện.
Không thể không nhắc đến, vệ sinh khoang máy có tầm quan trọng rất lớn tới khoang máy và sức khỏe người sử dụng. Hạn chế phần lớn mùi hôi phát sinh từ bụi bẩn, phân chuột và xác công trùng tạo ra trong không gian khoang máy.
II. NHỮNG LƯU Ý KHI VỆ SINH KHOANG MÁY Ô TÔ
Trong quá trình vệ sinh khoang máy ô tô, nơi tập trung các chi tiết, linh kiện quan trọng của một cỗ máy, việc vệ sinh chúng sẽ trở nên dễ dàng hơn nếu bạn hiểu rõ và nắm được các điểm mấu chốt.
Bụi đóng cắn dày trên bề mặt các chi tiết trong khoang máy
Khi tiến hành vệ sinh, hãy chắc chắn rằng khoang máy đã có một khoảng nghỉ để các động cơ nguội bớt. Tránh trường hợp làm bốc hơi nước ngay khi tiếp xúc, hoặc làm lắng cặn dung dịch vệ sinh khi trong quá trình thao tác.
Các kết nối nguồn của động cơ (ác quy) nên được ngắt kết nối hoặc bọc bảo vệ. Bên cạnh đó, cần đảm bảo các nắp, cổ hút và các chi tiết dễ bị nước xâm lấn cũng được bảo vệ. Việc này tránh cho trường hợp hỏng hóc xảy ra khi khởi động lại động cơ
Nếu chiếc xe được sản xuất từ khoảng 2007 trở về trước, hãy đảm bảo các chi tiết nguy hiểm và nhạy cảm cần được bọc màng bảo vệ bằng nylon hoặc giấy bạc trước khi vệ sinh khoang máy như: máy phát, đường dẫn, linh kiện điện, bộ lọc không khí tiếp xúc, …
Trong trường hợp chiếc xe đời mới hơn, một số các chi tiết sẽ có tính năng chống nước nên có thể vệ sinh mà không cần bọc lại. Hãy tìm hiểu về khoang máy từ phía nhà sản xuất để nắm được rõ các chi tiết điện và vệ sinh được đúng cách.
Lưu ý, trong suốt quá trình gột rửa bằng vòi phun áp lực mạnh, không để nước phun tập trung vào một chi tiết lâu và trực diện. Đường nước phun khi tiếp xúc với khoang máy nên ở góc chéo để hạn chế lực tác động.
Cũng giống như vệ sinh ngoại thất, vệ sinh khoang máy nên được thực hiện trong garage ô tô hoặc dưới thời tiết trời mây và không bị ánh nắng chiếu vào trực tiếp. Điều này giúp cho khoang máy được dịu mát, các dung dịch không bị tác động bởi ánh nắng mặt trời.
Sau khi đã vệ sinh xong, hãy nhớ tháo các vỏ bọc và vệ sinh lau lại các chi tiết đã được bọc ban đầu. Sau đó, khởi động xe một chút để các chi tiết bên dưới sâu khoang máy bị đọng nước được khô hẳn.
III. CÁC BƯỚC THỰC HIỆN VỆ SINH KHOANG MÁY Ô TÔ
Quy trình vệ sinh khoang động cơ được thực hiện từ trên xuống dưới và trước khi vệ sinh bề mặt sơn xe.
Các bước thực hiện như sau:
- Đánh giá các chi tiết trong khoang máy, độ cặn bẩn bám trên bề mặt và tình trạng hỏng hóc của các chi tiết trong khoang đông cơ (nếu có) để có phương án xử lý, đồng thời bọc bảo vệ các chi tiết điện nhạy cảm.
- Xịt dung dịch khử dầu nhớt lên mặt dưới của nắp capo và để chúng ngấm trong vài phút. Sử dụng bàn chải và chải sạch theo phần đã được xịt. Sau đó xả sạch lại bằng vòi phun nước cao áp. Tránh phun nước vào tấm chống ồn lắp ở nắp capo (nếu có).
Mặt dưới của nắp capo sau khi đã được vệ sinh sạch sẽ
- Xịt dung dịch làm sạch lên toàn bộ khoang máy và để chúng thấm trong vòng vài phút.
- Dùng bàn chải và cọ để chải sạch các chi tiết trong khoang máy (chổi lông cứng, chổi lông mềm, chổi khe kẽ). Để ý vệ sinh cả mặt dưới của các chi tiết.
- Xả sạch lại bằng nước. Lưu ý không phun xịt tập trung tại một chi tiết quá lâu, có thể khiến xảy ra các nguy hiểm về chập mạch điện.
- Lau khô lại các chi tiết bằng khăn microfiber hoặc bằng máy thổi. Cần đảm bảo các chi tiết được khô ráo.
- Tháo bỏ các lớp bọc và lau vệ sinh sạch các chi tiết đã được bọc trước đó.
- Chăm sóc khoang máy bằng cách xịt dung dịch dưỡng, giúp tăng độ sáng mới của các bộ phận cũng như giúp bảo vệ chúng khỏi bị bụi bẩn bám dính và dễ dàng vệ sinh hơn cho lần chăm sóc tiếp theo.
Khoang động cơ sau khi đã được vệ sinh sạch sẽ
Chăm sóc khoang máy là một việc khó khăn nhưng sẽ dễ dàng nếu như bạn có đủ kiến thức và dụng cụ cần thiết trong quá trình chăm sóc khoang máy. Bên cạnh đó, với một khoang chứa các bộ phận vô cùng nhạy cảm, việc lựa chọn các dung dịch chăm sóc phù hợp mà an toàn là một điều vô cùng quan trọng. Để bảo vệ khoang động cơ, bạn có thể tham khảo sản phẩm dưỡng khoang máy Trim&Tire. Fireball luôn hân hạnh và trân trọng khi được đồng hành cùng bạn trong quá trình chăm sóc xe.
Copyright @ 2022 [ FIREBALL VIỆT NAM ] All rights reserved
Để lại bình luận
Trang web này được bảo vệ bởi reCAPTCHA và áp dụng Chính sách bảo mật và Điều khoản dịch vụ của Google .