Blog chăm sóc xe hơi

Khi nhắc đến các chi tiết quan trọng giúp bất cứ chiếc xe nào hoạt động trơn tru và an toàn thì ta không thể không kể đến bộ phận lốp xe.  Do đó việc kiểm tra và dưỡng lốp là vô cùng thiết yếu. Nhưng ít ai biết được dưỡng lốp thực chất là gì? Sản phẩm được làm từ nguyên liệu nào và công dụng ra sao? Dưỡng lốp chỉ giúp tăng cường vẻ đẹp cho lốp? Fireball sẽ tiết lộ với bạn về tất cả những điều thú vị đó ngay sau đây.

Tầm quan trọng của dưỡng lốp & những điều cần biết

Tầm quan trọng của dưỡng lốp & những điều cần biết

 

I. Dưỡng lốp & Các sản phẩm dưỡng lốp

 

1. Tại sao cần phải dưỡng lốp?

 

Lốp là bộ phận tiếp xúc trực tiếp với mặt đường và chịu mọi tác động từ nhựa đường, bụi bẩn, nước muối, bụi phanh, dầu mỡ và cả tia cực tím. Để đảm bảo một chiếc xe hoạt động an toàn thì việc lốp xe cần được chăm sóc kĩ lưỡng là một điều dễ hiểu.

 

Bảo dưỡng lốp thường yêu cầu quá trình kiểm tra bằng khí nén, đảo lốp và thay thế. Bên cạnh đó, việc giữ cho lốp xe được sạch sẽ, trông sắc nét và được bảo vệ khỏi tia UV, bụi bẩn trên đường và các chất ô nhiễm cũng quan trọng không kém.

 

Để hoàn thành được nhiệm vụ này, lốp xe cần được dưỡng thường xuyên và bằng các sản phẩm chất lượng cao cùng với quá trình thi công được thực hiện đúng cách.

 

2. Các sản phẩm dưỡng lốp

 

Các sản phẩm dưỡng lốp thường khả năng ngăn ngừa các vết nứt gãy, phai màu và hóa cứng của lốp xe. Được thi công lên lốp xe sau khi lốp đã được rửa sạch, loại bỏ bụi bẩn, dầu mỡ, … giúp mang lại lớp màu sẫm, độ bóng cao và cả độ sâu cho lớp bề ngoài.

 

Hiện nay, trên thị trường có ba loại dưỡng lốp khác nhau: Dressing, Wax, Sealant. Nhóm dressing thường là các sản phẩm gốc nước hoặc gốc dung môi, các nhóm chất liệu gốc silicone, được kết hợp với các loại dầu giúp tăng độ thẩm thấu vào cao su, tăng khả năng phục hồi. Về cơ bản, sản phẩm đóng vai trò như một chất bôi trơn chuyên dụng, bù nước cho phần cao su bị khô hóa-nguyên nhân hàng đầu gây ra hiện tượng phai màu

 

Wax dưỡng thường có độ bền lâu hơn, được thiết kế cơ bản gần giống xi đánh bóng giày. Khi bôi lên bề mặt 2 bên thành lốp cần đợi một lúc rồi lau hoặc đánh bóng lại. Dòng sealant thường có gốc các thành phần tổng hợp tự nhiên, cung cấp một lớp phủ bảo vệ lên trên mặt lốp.

 

3. Ưu & nhược điểm của các dòng sản phẩm dưỡng lốp

 

Các sản phẩm dưỡng lốp không hoạt động như một chất tẩy rửa làm sạch. Chúng không được sản xuất ra để loại bỏ bụi bẩn, bùn đất hay thay thế các sản phẩm khác trong quy trình rửa xe của bạn. Với công thức hóa học đặc thù, các sản phẩm dưỡng lốp sẽ tạo lớp bảo vệ bề mặt lốp khỏi tia UV, các chất gây hại và giữ cho lớp bề mặt lốp được sáng bóng.

 

Hầu hết, các chủ sở hữu xe khi tự dưỡng lốp tại gia sẽ sử dụng dưỡng lốp gốc nước hoặc dung môi. Điểm khác biệt chính của 2 loại này nằm ở thành phần cấu tạo. Dung dịch gốc dung môi sử dụng silicone hydrocarbon để dưỡng, trong khi đó, dung dịch gốc nước thường là dung dịch lỏng màu trắng sữa giúp nâng cao vẻ bề ngoài trở lên bóng bẩy hơn. Chúng đều có thể sử dụng mút bôi để thi công dễ dàng hơn khi dùng ở dạng xịt.

 

Sản phẩm gốc dung môi thường để lại lớp bề ngoài bóng ướt. Dung dịch là chất lỏng dính, trong suốt và chứa dung môi dầu mỏ. Mặc dù có khả năng tạo vẻ ngoài rất đẹp nhưng dễ làm cho lốp bị khô cứng và nứt gãy. Đây là một mối nguy hiểm cho sự an toàn vì khả năng lốp bị nổ rất cao nếu thành lốp bị nứt gãy.

 

ƯU ĐIỂM:

- Ngăn ngừa phai màu, nứt gãy và hiện tượng khô hóa thành lốp

- Phục hồi và làm trẻ hóa phần cao su được dưỡng

- Có thể sử dụng với bình xịt hoặc bôi để dễ dàng thi công

- Có khả năng phân hủy sinh học cao và thân thiện với môi trường

 

NHƯỢC ĐIỂM:

- Dưỡng lốp gốc dung môi thường dễ bám vào lớp sơn xe của bạn do chúng khá ướt và dính

- Các sản phẩm dưỡng lốp được chưng cất từ dầu mỏ có công thức có thể gây hại cho lốp xe, khiến cao su nhanh bị nứt

- Việc sử dụng dưỡng lốp dạng xịt có thể khiến dung dịch dính vào phanh xe, dẫn đến hư hỏng và mất an toàn khi tham gia giao thông

 

II. Dưỡng lốp sao cho đúng cách

 

Mỗi sản phẩm, nhãn hàng sẽ có cách thức thi công cho từng loại dưỡng lốp. Điều đó có nghĩa là không có một phương pháp nhất định áp chung cho quy trình dưỡng lốp. Tuy nhiên, có một nguyên tắc bất di bất dịch đó là luôn tuân theo hướng dẫn chi tiết của nhà sản xuất của sản phẩm bạn đã mua và sử dụng.

 

1. Sử dụng mút bôi

 

Nếu bạn đang có sản phẩm dưỡng lốp dạng xịt, hãy xịt dung dịch lên khăn microfiber hoặc mút chuyên dụng dành cho lốp xe để thi công lên thành lốp thay vì xịt trực tiếp chúng lên bề mặt. Đây là cách thi công mang lại độ bóng đồng đều nhất cho lốp, đồng thời giúp tránh vô tình để dung dịch tiếp xúc với bộ phân phanh đĩa.

 

2. Không rời đi khi lớp dưỡng vẫn “ướt”

 

Trong khi sản phẩm dưỡng làm cho bề mặt lốp trông như mới được bôi sáp hay đen bóng như lớp sơn được phủ ceramic thì chúng có thể gây ra nhiều vấn đề đau đầu. Nếu bạn lái xe và rời đi sau khi dưỡng lốp thì lượng chất dư thừa ướt át này sẽ bắt đầu văng ra khỏi lốp và dính lên bề mặt sơn xe của bạn.

 

Thay vì rời đi với những chiếc lốp vẫn còn “ướt”, hãy dùng một chiếc khăn sạch lau đi lượng chất dư thừa trên bề mặt thành lốp và đợi dung dịch dưỡng khô tệp vào bánh xe.

 

3. Không bao giờ bôi lên mặt giữa lốp

 

Các sản phẩm dưỡng thường được bôi lên mặt bên của lốp xe và chắc chắn bạn sẽ không bao giờ muốn bôi chúng lên phần rãnh giữa của lốp. Tại sao lại vậy?

Các sản phẩm dưỡng lốp được công thức hóa để có khả năng chống bụi bẩn hay các chất ô nhiễm bám dính nên khi được bôi lên lốp, chúng sẽ tạo ra độ trơn nhất định. Nếu bôi lên rãnh giữa của lốp, ngay khi lái xe đi, bạn sẽ ngay lập tức nhận ra lực cản của bánh bị giảm đi rất nhiều, điều này có thể dẫn đến các tai nạn không mong muốn xảy ra.

 

4. Bước cuối của quá trình detailing

 

Nếu bạn đang detailing một chiếc xe, hãy dành khoảng thời gian cuối cùng để hoàn thành công việc dưỡng lốp và làm bóng chúng.

 

Trong hầu hết các trường hợp, mọi người thường rửa lốp và dưỡng ở bước đầu tiên, cùng với công đoạn rửa xe. Nhưng trong detailing, đây là chi tiết cuối cùng mà bạn chăm sóc. Hãy dành một khoảng thời gian để lốp được ráo nước và khô hẳn trước khi bôi dưỡng. Một bề mặt khô ráo sẽ giúp dung dịch dưỡng thấm sâu hơn vào lớp cao su và tăng độ kết dính.

 

III. Các tips chăm sóc lốp xe

 

Dưỡng lốp là cách rất tuyệt để khôi phục phần cao su bị phai màu thành đen bóng trở lại. Nhưng đừng nhầm lẫn, việc dưỡng lốp là cách tăng vẻ đẹp bề ngoài cho lốp và ngăn ngừa các hiện tượng hư hại. Dưỡng lốp không sửa chữa được những chiếc lốp đã bị nứt gãy, khô mục hay đã có những khuyết điểm ở phần thành lốp.

 

Sau đây, bạn có thể tự thực hiện để chăm sóc cho chính những chiếc lốp xe của mình bằng phương pháp T.I.R.E.

 

1. Sạch sẽ và gọn gàng (T= Tidy)

 

Việc đầu tiên bạn cần làm để giữ cho lốp xe có được hình dáng tuyệt vời chính là giữ cho chúng sạch sẽ và gọn gàng. Việc này sẽ được thực hiện tốt nhất nếu bạn rửa bánh xe ít nhất 2 lần 1 tuần, hoặc vào bất cứ thời gian nào sau khi xe đã phải di chuyển dưới thời tiết khắc nghiệt hoặc địa hình phức tạp.

 

Bôi lớp dưỡng có thể giúp thành lốp tránh tiếp xúc với các chất gây ô nhiễm, nhưng nó chỉ kéo dài trong một thời gian ngắn. Đó là lý do vì sao tốt nhất bạn nên giữ bánh xe thường xuyên sạch sẽ. Đừng để lại bụi bẩn hay những tạp chất, vết bẩn bám dính lại trên lốp trong một thời gian dài.

 

 

2. Kiểm tra định kỳ (I = Inspect)

 

Bạn có biết rằng nếu nhiệt độ ngoài trời tăng/giảm 10 độ C thì chỉ số PSI của lốp cũng sẽ tăng/giảm 1 đơn vị? Điều này hoàn toàn là sự thật và đây cũng là nguyên nhân chính khiến cho mặt lốp sớm bị mài mòn. Hiện tượng này đặc biệt dễ xuất hiện khi xe ở môi trường có phạm vi nhiệt độ rất cao. Để tránh gặp phải vấn đề phổ biến này, tốt nhất bạn nên kiểm tra lốp xe mỗi tháng một lần.

 

Việc kiểm tra lốp cần bao gồm kiếm tra áp suất lốp, điều chỉnh theo PSI khuyến nghị của nhà sản xuất. Nên kiểm tra thành lốp có vết nứt, vết cắt trên cao su, nổi bong bóng hay có các dấu hiệu hư hỏng khác không. Kiểm tra lần cuối bao gồm xem xét cả mặt trong lẫn ngoài để tìm dấu hiệu mòn lốp không đều.

 

Việc kiểm tra kĩ lưỡng sẽ giúp lốp được chăm sóc và xử lý kịp thời, phòng tránh được các tình huống xấu xảy ra.

 

3. Đảo lốp và thay thế (R = Rotate, Replace)

 

Các nhà sản xuất lốp xe và ô tô khuyến cáo nên đảo lốp sau mỗi 5.000 dặm. Tuy nhiên, nếu bạn có một chiếc xe hiệu suất cao có hai kích cỡ lốp hoặc lốp định hướng khác nhau thì đây có thể là một thách thức.

Nếu đây là trường hợp của bạn, hãy đảm bảo rằng lốp được thay khi chúng đạt đến độ sâu gai lốp là 2/32 inch. Lốp cũng nên được thay thế bất cứ khi nào chúng bị hư hỏng ở bên hông, đai hướng tâm bị lộ hoặc quá khô. Bất kỳ lốp nào được xếp hạng cao hơn “H” trong khu vực hiệu suất, phải được thay thế trong vòng 5 năm kể từ mã ngày DOT.

 

4. Chở trọng tải nhẹ (E=Easy on Loads)

 

Mỗi loại lốp được thiết kế để duy trì một phạm vi tải trọng nhất định (trọng lượng trên mỗi lốp – và trải đều trên toàn bộ xe). Nếu bạn chở quá tải, lốp sẽ sinh nhiệt quá mức và có thể dẫn đến hỏng lốp. Ở tốc độ cao hơn, đây có thể là một tình huống nguy hiểm – vì vậy hãy luôn bình tĩnh với khả năng lốp xe của bạn. Điều này cũng áp dụng cho tốc độ tối đa, khả năng đốt cháy và xử lý kịp thời.

 

Bạn có thể tham khảo các sản phẩm dưỡng lốp của Fireball: Tire Gloss, Tire Janus, Tire Satin, New trim & tire

 

 

 

Để lại bình luận

Tất cả các ý kiến ​​được kiểm duyệt trước khi đăng.

Trang web này được bảo vệ bởi reCAPTCHA và áp dụng Chính sách bảo mậtĐiều khoản dịch vụ của Google .

Copyright @ 2022 [ FIREBALL VIỆT NAM ] All rights reserved