Đang đọc Khử nhiễm bẩn xe liệu có cần thiết?
Bạn nghĩ rằng việc rửa xe sẽ khiến cho bề mặt hoàn toàn sạch bóng 100%, không còn một hạt bụi nào? Bạn không hề cô đơn khi đây cũng là suy nghĩ của đa số những chủ sở hữu xe hiện nay!
Ngoài bụi bẩn, bụi phanh, xác côn trùng và các chất gây ô nhiễm khác có thể dính lên bề mặt sơn xe và theo thời gian, chúng sẽ bắt đầu bám chặt và ăn mòn lớp bề mặt. Đây cũng chính là lý do việc khử nhiễm bẩn là một quy trình không thể thiếu trong quá trình chăm sóc xe.
1. Khử nhiễm bẩn là gì?
Khử nhiễm bẩn là quá trình loại bỏ các chất gây ô nhiễm khỏi bề mặt sơn xe của bạn. Những chất ô nhiễm này tồn tại ở nhiều dạng, nhưng chúng đều có một điểm chung là gây hư hại cho lớp sơn xe nếu không được kiểm tra và phát hiện kịp thời. Bằng cách khử nhiễm bẩn thường xuyên, bạn có thể loại bỏ các chất ô nhiễm này trước khi chúng gây ra bất cứ thiệt hại nào.
2. Tại sao việc khử nhiễm bẩn lại quan trọng?
Khử nhiễm bẩn rất quan trọng, hành động này giúp bảo vệ lớp sơn bóng trên cùng của bề mặt sơn. Nếu không được xử lý kịp thời, theo thời gian, chất ô nhiễm có thể ăn mòn vào lớp sơn dưới, gây hư hỏng vĩnh viễn. Việc loại bỏ những chất ô nhiễm này trước khi chúng có cư hội gây hại sẽ giúp chiếc xe của bạn trông như mới trong vòng nhiều năm.
3. Tại sao bề mặt sơn lại bị nhiễm bẩn?
Có rất nhiều nguyên nhân khiến bề mặt sơn ô tô của bạn bị nhiễm bẩn. Dưới đây là một số những lý do phổ biến nhất:
- Bụi bẩn có thể đọng lại trên lớp sơn xe và dần dần ăn mòn vào lớp sơn trong của bạn
- Má phanh có chứa các hạt kim loại hoặc bụi sắt có thể làm mài mòn lớp sơn của bạn. Khi thắng phanh, những hạt này sẽ văng lên bề mặt sơn ô tô của bạn và theo thời gian chúng cũng sẽ ăn mòn vào các lớp sơn.
- Xác côn trùng có chứa các enzyme có thể ăn mòn lớp sơn của bạn. Thật không mau, khi côn trùng đâm vào xe của bạn, xác của chúng sẽ bám chắc lại và dần dần quá trình ăn mòn sẽ bắt đầu tiến hành.
- Băng keo và nhựa đường có thể dính lên lớp sơn xe của bạn bất cứ lúc nào. Dần dần, chúng cũng sẽ làm hỏng lớp sơn trên cùng.
4. Cách kiểm tra để biết bề mặt sơn đã nhiễm bẩn?
Chạm chính là cách dễ nhất để xác định lớp sơn xe của bạn có bị nhiễm bẩn hay không. Sau khi rửa xe, bạn hãy lướt ngón tay trên phần bề mặt vẫn còn đang ướt. Một lớp sơn có tình trạng tốt sẽ mang lại cảm giác hoàn toàn mịn màng như một tấm kính.
Nếu bạn không thể cảm nhận rõ được chất ô nhiễm, hãy thử cho tay vào túi bánh cứng để giúp tăng cảm giác. Nếu lớp sơn của bạn mang lại cảm giác thô ráp hoặc có sạn thì bề mặt sơn có thể đang chứa các chất gây ô nhiễm cần được loại bỏ.
Nếu việc kiểm tra bằng tay không mang lại kết quả, hãy thử sử dụng thanh đất sét. Trước đó, bạn cần xịt một lớp bôi trơn lên bề mặt rồi thả thanh đất sét xuống. Thanh đất sét trượt dài tức là bề mặt đang ở tình trạng tốt, nếu chúng bị dít thì phần bề mặt đó đang nhiễm bẩn và cần được xử lý sớm.
5. Có những loại nhiễm bẩn nào?
Khử nhiễm bẩn trên bề mặt sơn thường được chia làm hai loại: vật lý và hóa học
5.1. Khử nhiễm vật lý
Khử nhiễm vật lý là quá trình loại bỏ chất gây ô nhiễm khỏi bề mặt sơn của bạn bằng cách sử dụng công cụ, chẳng bạn như thanh đất sét. Việc khử nhiễm này là tốt nhất khi có thể loại bỏ các chất gây ô nhiễm có tính liên kết, ví dụ như nhựa đường, bụi phanh, bụi đường ray.
5.2. Khử nhiễm bằng hóa chất
Khử nhiễm hóa học là quá trình loại bỏ chất ô nhiễm khỏi bề mặt sơn của bạn bằng dung dịch hóa học. Việc khử nhiễm này là cách tốt nhất để loại bỏ các chất ô nhiễm mang tính ăn mòn, điển hình như cặn khoáng, nhựa cây và phân chim.
6. Làm thế nào để khử nhiễm bẩn trên xe?
Khi bạn đã nắm được nhiễm bẩn là gì và tại sao khử nhiễm bẩn lại vô cũng quan trọng, hãy chuyển sang quá trình thực hiện việc khử nhiễm bẩn một cách chi tiết.
Trước khi bắt đầu quá trình khử nhiễm, bạn sẽ cần chuẩn bị một số dụng cụ và sản phẩm:
- Bộ Decon đầy đủ: Găng rửa, thanh đất sét, chất bôi trơn
- Khăn microfiber chuyên dụng
Các bước thực hiện khử nhiễm:
Bước 1: Rửa xe
Bước đầu tiên trong quá trình khử nhiễm là rửa xe. Việc này sẽ giúp loại bỏ mọi chất bẩn bám trên bề mặt sơn xe của bạn. Hãy nhớ sử dụng khăn/găng rửa làm bằng chất liệu microfiber cao cấp. Dung dịch rửa xe có thể sử dụng Snow Foam (bọt 1), Shampoo Pearl hoặc PH3 Shampoo (bọt 2). Cần chắc chắn bạn rửa toàn bộ xe, bao gồm cả bánh xe để đảm bảo loại bỏ tất cả các chất ô nhiễm trên bề mặt
Để được hướng dẫn chi tiết về kĩ thuật rửa xe an toàn, bạn có thể tham khảo qua phương pháp rửa xe 3 xô của chúng tôi.
Bước 2: Làm khô bề mặt xe
Sau khi rửa xe, hãy dùng khăn microfiber sạch để lau khô toàn bộ phần bề mặt. Đặc biệt cần chú ý đến những khu vực dễ bị đọng nước.
Bước 3: Kiểm tra bề mặt sơn xe
Bây giờ xe đã sạch và khô, hãy kiểm tra lại bề mặt có chất bám dính nào không. Chúng thường được tìm thấy ở những nơi côn trùng thường đâm vào xe, nơi tích tụ nhựa đường hoặc băng keo. Nếu bạn tìm thấy bất kì chất gây ô nhiễm nào, hãy chuyển nhanh sang bước 4.
Bước 4: Khử nhiễm bẩn bề mặt sơn
Hãy xác định khu vực bị nhiễm khuẩn và khử chúng. Có hai cách để làm điều này: sử dụng thanh đất sét hoặc bằng dung dịch chuyên dụng
Nếu bạn sử dụng thanh đất sét/ khối đất sét, hãy xịt chất bôi trơn lên bề mặt cần khử trước khi bạn chà nhẹ thanh đất sét lên bề mặt sơn cho đến khi loại bỏ chất bẩn. Hãy nhớ là chạm nhẹ, nếu ấn quá mạnh, bạn có thể làm hỏng lớp sơn.
Nếu bạn sử dụng dung dịch hóa học, hãy bắt đầu phun dung dịch lên khu vực đó, Sau đó, để yên trong vài phút để phân hủy các chất gây ô nhiễm rồi sử dụng khăn sợi microfiber để lau sạch dung dịch cũng như các chất gây ô nhiễm.
Bước 5: Đánh bóng và bảo vệ xe của bạn
Sau khi khử nhiễm bẩn trên xe ô tô, điều quan trọng là phải bảo vệ nó bằng một lớp phủ bảo vệ. Điều này sẽ giúp giữ cho các chất ô nhiễm không bám lại được vào bề mặt xe trong tương lai. Hãy đảm bảo bạn lựa chọn một lớp phủ bảo vệ chất lượng dù là sáp wax, sealants hay ceramic.
7. Làm thế nào để xe của bạn tránh khỏi các nhân tố ô nhiễm
Bây giờ bạn đã biết khử nhiễm bẩn trên xe của bạn, đã đến lúc bạn học cách giữ sạch cho nó. Sau đây là một số bí quyết mà bạn có thể tham khảo:
Hãy rửa xe thường xuyên. Cách tốt nhất để ngăn ngữa các chất ô nhiễm bám dính lại lên bề mặt sơn chính là rửa xe một cách thường xuyên. Hãy chắc chắn rằng bạn sử dung dịch rửa xe tốt có khả năng loại bỏ các chất ô nhiễm, ví dụ như PH3 Shampoo
Lau khô xe triệt để. Ngay sau khi đã rửa xe, hãy đảm bảo rằng chiếc xe được lau khô hoàn toàn. Sử dụng khăn microfiber để lau khô bề mặt sơn và chú ý với những vùng thường hay bị ố nước nhé.
Kiểm tra bề mặt sơn thường xuyên. Việc kiểm tra thường xuyên sẽ giúp bạn phát hiện ra những tình trạng bất thường hoặc các vấn đề một cách sớm nhất có thể
Phủ một lớp sáp bảo vệ lên bề mặt. Ngay sau khi khử nhiễm bụi bẩn trên bề mặt sơn xe, việc quan trọng tiếp theo là phủ bảo vệ bề mặt. Việc này giúp cho các chất ô nhiễm không bám dính lại lên bề mặt trong tương lai. Bạn có thể thi công một lớp wax, sealant hay ceramic, chúng đều là các lớp phủ bảo vệ bề mặt sơn tốt. Quy trình thi công của từng loại có thể sẽ khác nhau một chút, hãy tuân thủ các quy tắc từ nhà sản xuất.
Copyright @ 2022 [ FIREBALL VIỆT NAM ] All rights reserved
Để lại bình luận
Trang web này được bảo vệ bởi reCAPTCHA và áp dụng Chính sách bảo mật và Điều khoản dịch vụ của Google .